Lễ đặt bằng ghi danh của UNESCO đưa nghệ thuật gốm của người chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp
Sánng nay, ngày 15/11/2024, nhân dân xã Phan Hiệp nói chung và nhân dân thôn Bình Đức nói riêng đã hân hoan đón nhận lễ đặt bằng công nhận của UNESCO đưa nghệ thuật làm gốm của người chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
khai mạc chương trình là các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ đón nhận đặt bằng ghi danh
các tiết mục biểu diễn văn nghệ
Hiện nay, người Chăm trong huyện còn duy
trì 02 nghề thủ công truyền thống; gồm nghề làm gốm ở thôn Bình Đức - xã Phan
Hiệp và nghề dệt ở xã Phan Hòa. Tuy nhiên, nghề dệt ở xã Phan Hòa hiện chỉ còn
khoảng 30 hộ duy trì ở mức độ hạn chế, nghệ nhân hầu hết là những người lớn
tuổi, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong
cộng đồng. Riêng nghề làm gốm ở thôn Bình Đức, đang tiếp tục được lưu giữ và
phát triển, với 42 hộ/57 nghệ nhân; sản phẩm làm ra được tiêu thụ trong và
ngoài tỉnh; bên cạnh gốm truyền thống (đồ gia dụng), thì gốm mỹ nghệ đang được
một số nghệ nhân tiếp cận và tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo, bước đầu
được thị trường tiếp nhận.
Ông Bùi thế Vinh,Giám đốc sở văn hóa thể thao và đu lịch tỉnh Bình Thuận
Nghề làm gốm của người Chăm thôn Bình
Đức còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện qua kỹ thuật chế
tác gốm hoàn toàn bằng thủ công; đây là nghề thủ công truyền thống độc đáo,
riêng biệt, phản ánh sự đa dạng về bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm. Với
vị thế đó, năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Nghề làm gốm của
người Chăm thôn Bình Đức vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày
29/11/2022, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh là “Di sản
văn hóa phi vật thể” cần bảo vệ khẩn cấp. Trước khi được UNESCO ghi danh, UBND
tỉnh cũng đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và Phát triển nghề gốm truyền thống của
người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình tại Quyết định số
2097/QĐ-UBND, ngày 19/8/2021; với mục tiêu bảo tồn phương thức, kỹ thuật làm
gốm truyền thống, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; tăng số hộ, số
nghệ nhân duy trì làm nghề gốm; xây dựng và phát triển các tuyến du lịch đến
tham quan, khám phá, trải nghiệm tại làng gốm; mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, từng bước nâng cao thu nhập để nghệ nhân an tâm duy trì, phát triển nghề
gốm về lâu dài.

ông Nguyễn Công Lý, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Bình
Lễ đón nhận bằng công nhận của UNESCO
Thực hiện Dự án 6-về bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát
triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2015; Sửa chữa, hỗ
trợ trang thiết bị hoạt động các thiết chế văn hóa - thể thao và mua sắm trang
phục, nhạc cụ, đạo cụ cho các Đội văn nghệ;Xây dựng mô hình Điểm Văn hóa du lịch làng nghề và mở lớp truyền dạy kỹ
thuật làm gốm truyền thống tại thôn Bình Đức; Tổ chức các lớp truyền dạy ngâm
ariya, nhạc cụ truyền thống dân tộc Chăm;… thu hút các nhà chuyên môn về văn hóa,
các đoàn sinh viên, học sinh và du khách trong và ngoài tỉnh đến nghiên cứu, học
tập, tham quan, trải nghiệm.
đại biểu khách mời
Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân; nâng cao vai trò, trách nhiệm và ý
thức của cộng đồng trong gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm; gắn với phát triển hoạt
động du lịch văn hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.